Kinh nghiệm mở quán cafe
Muốn kinh doanh cafe phải hiểu rõ về hạt cà phê nguyên chất!
Bạn có hiểu chính xác như thế nào là cà - phê - nguyên - chất?>> Xem thêm:
Lên Menu quán cafe cần những đồ uống cơ bản nào?
Bật mí chiến thuật Marketing quán cafe: Tối thiểu chi phí, tối đa hiệu quả
Việt Nam có nhiều vùng đất nổi tiếng với thương hiệu cây cafe. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ về nó, bạn chưa hẳn hiểu hết được giống cây này trên đất quê hương. Nổi bật nhất có lẽ là cà phê Cầu Đất – vùng đất được mệnh danh có cà phê ngon nhất Việt Nam. Khi bạn ghé vào bất cứ nhà dân nào từ bán cơm tấm cho tới tiệm tạp hóa nhỏ, người dân luôn luôn có cà phê để bán cho bạn. “5 tấn, 10 tấn luôn để sẵn trong kho, anh muốn lấy bao nhiêu cũng có”. Nhưng vùng Cầu Đất đâu có lớn như vậy. Nó chỉ là một thôn xã. Và khi gặp được cha xứ nhà thờ Cầu Đất, cha đã nói rằng: “Cha ở đây 20 năm cha còn bị lừa nói gì con. Đừng có dại mà húc đầu vào! Thật không đơn giản…”. Sự thật là người dân đã lấy cà phê của những vùng lân cận và bán ra thị trường với cái mác Cà phê Cầu Đất.
Ngoài cafe Cầu Đất, các công ty thu mua cà phê xuất khẩu cũng tìm đến những vùng cafe khác. Một điều đáng buồn là, cà phê ở ngoài quán cũng là cà phê trộn. Và khi bạn hỏi một nông dân trồng cà phê nào đó về rang cà phê, câu trả lời đại khái là: “Muốn rang cà phê ngon bán cho quán thì phải học tẩm ướp, như bơ, sữa, rượu, nước mắm, rồi trộn thêm mấy loại đậu vô thì mới có lời. Còn muốn uống cà phê sạch thì mình tự rang lấy rồi để ở nhà uống”.
Những chia sẻ phía trên có lẽ khá "buồn cười" và có phần "đau lòng" đối với một đất nước xuất khẩu cafe hàng top trên thế giới, nhưng lại là sự thật. Dù bạn có đến bất cứ vùng trồng cà phê nổi tiếng nào của Việt Nam thì cà phê ngoài quán bình thường phần lớn sẽ là cà phê trộn lẫn với “những hương liệu thơm ngon” không biết trước được.
Nét văn hóa này có lẽ xuất phát từ thời xa xưa, lúc Pháp mang cà phê đến Việt Nam, khi đó cà phê rất mắc, người bình thường không thể có tiền mua, vậy là người ta nghĩ ra cách trộn những loại nông sản khác vô, rồi tẩm rồi ướp, để cho giống cà phê và có mùi thơm ngon, miễn sao uống vào tỉnh táo – thậm chí là say đến chóng mặt (người ta thường dùng cau, nếu ai ăn trầu chắc sẽ hiểu). Người thành công nhất trong lĩnh vực “hạ giá thành” cà phê có lẽ là bạn cũng biết…
Câu chuyện ở vườn cà phê là thế. Nếu là vùng nổi tiếng, thì vì chạy theo lợi nhuận mà kinh doanh mánh mung. Và người nông dân mặc định rằng, cà phê sạch là tự rang, cà phê ngon cho quán là phải học tẩm ướp. Nó ảnh hưởng tới tận thành phố. Rao bán cà phê trên mạng “mánh mung”. Và cứ thế tẩm ướp thật lực để “chiều” theo ý khách hàng.
Cà phê vốn dĩ là thượng phẩm từ thời xa xưa, có khi còn dùng thay cho vàng bạc châu báu. Vốn dĩ cà phê đã ngon sẵn rồi, và tôi cũng nghĩ rằng thời xưa chắc chắn không có nhiều hương liệu tiến bộ như bây giờ. Vì vậy, tôi thích cách người xưa dùng cà phê, không tẩm không ướp, rang mộc mạc, để cà phê tự nói lên hương vị của nó.
Cùng tìm hiểu về những hạt cafe thường được sử dụng để pha cafe Expresso:
Cà phê mỗi vùng đều có hương vị khác nhau dù giống cây cà phê có giống nhau đi chăng nữa. Và vốn dĩ, hương vị của một loại cà phê khi đứng một mình sẽ thiếu đi sự cân bằng – thiếu sự nổi bật, không có nhiều cảm giác thú vị. Chính vì vậy, nước Ý – một quốc gia tuy không trồng cà phê nhưng lại là tiêu chuẩn của thưởng thức cà phê thế giới – đã dùng điều luật phối hợp cà phê làm điều luật đầu tiên cho tách espresso chuẩn của mình. Ít thì trộn 3-4 loại cà phê. Nhiều thì trộn 10-12 loại. Nhưng dù trộn kiểu nào thì bạn cũng phải tuân thủ quy tắc: Cà phê phải có chất lượng cao & Cà phê phải tươi.
- Robusta – Tiêu chuẩn xuất khẩu loại 1 – Daklak 800m
- Culi Robusta – Tiêu chuẩn xuất khẩu loại 1 – Daklak 800m
- Arabica Typica – Tiêu chuẩn xuất khẩu loại 1 – Dalat 1500m
- Arabica Catimor chế biến mật – Cầu Đất 1600m
- Arabica Bourbon Đỏ – Dalat 1600m
Về phần Catimor Cầu Đất, đó là vườn cà phê của cha xứ nhà thờ Cầu Đất. Cha không có ý định kinh doanh mà chỉ muốn người dân theo đạo ở Cầu Đất hiểu rằng làm ăn là phải có đạo đức, và mỗi vùng nó có hương vị cà phê riêng. Nếm cà phê là thưởng thức cái hương vị riêng ấy chứ không phân định là ngon hay dở. Cha đã làm cà phê rất lâu rồi. Nó có một nét rất riêng vì nó là cà phê của một người “nghiên cứu cà phê” chứ không phải của một người nông dân chỉ biết trồng cà phê. Điển hình là thay vì chọn cách bỏ quả cà phê vào nhà máy xay xát (tốn 2-3 ngày), cha quyết định phơi nắng một tháng trời để làm ra loại cà phê ngon. Điều này cũng dễ hiểu vì nhiệt độ Cầu Đất chỉ khoảng 15-20ºC – mùa thu hoạch là tháng 11 – và nắng cũng không gắt như Sài Gòn.
Cà phê đã được nhặt bỏ hạt vỡ, đen – hạt mốc
Dù là tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng trong bao cà phê vẫn tồn tại những hạt vỡ, hạt đen, hạt mốc. Những hạt đó trông như thế này (hình tôi tự chụp nên hơi xấu):
Chúng tôi đã ngồi nhặt bỏ hạt xấu một lần nữa. Tuy không dám nói là loại bỏ hết hoàn toàn (Lifeboy cũng chỉ diệt được 99.99%) nhưng chắc chắn nó tốt hơn nhiều so với lúc chưa lựa. Số lượng trung bình chúng tôi loại bỏ vào khoảng 4-5%. Nếu 4-5% này tập trung vào một ly cafe thì cứ 100 ly sẽ có 4-5 ly rất rất tệ, thậm chí là có hại cho sức khỏe (những hạt cafe mốc).
Một lần nữa, tôi lại đứng giữa ranh giới lương tâm. Vì dù tôi có để yên mà rang lên thì khách hàng cũng không biết. Nhưng nếu tôi biết mà tôi không làm thì tôi không còn là tôi. Và bây giờ tôi đã đưa vấn đề cho bạn, tôi tin rằng bạn cũng sẽ quyết định như tôi. Những hạt này xuất hiện không phải do cà phê xấu, mà do trong lúc bảo quản bị độ ẩm một chỗ nào đó cao (giọt nước rơi vào chẳng hạn) thì lâu ngày sinh nấm mốc. Hạt vỡ thì do vận chuyển, quăng ném. Rang cà phê cũng sẽ làm một ít hạt cà phê vỡ ra do các hạt cà phê “giòn” va chạm vào nhau. Và nếu bạn thấy những con mọt bay ra từ những bao cà phê của nông dân thì bạn sẽ hiểu tại sao tôi chọn lấy cà phê từ những công ty chuyên xuất khẩu. Những hạt này tuy xấu nhưng tổng thể vẫn còn “đẹp” !
Tôi kể những câu chuyện của bản thân cho bạn không vì mục đích nào khác ngoài việc phơi bày tất cả, ngay trước mặt bạn. Vì tôi cảm nhận được chỉ có làm như vậy thì chúng ta mới có thể tiến xa. So với một công ty có thông tin mập mờ, thông tin chung chung, hay là họ cố che giấu nanh vuốt, thì tôi ít nguy hiểm hơn nhiều… Vì thế, mong bạn đừng cười chê, tôi sẽ phơi bày bản thân – và nếu bạn thấy hợp, thì nó là tín hiệu rất tốt cho một mối quan hệ lâu bền.
Tại Sao Cà Phê Rang Có Giá Cao Gấp 2-3 lần Cà Phê Nhân
Tôi rất muốn bạn biết bài toán của tôi để bạn cảm nhận được mọi thứ về tôi và sản phẩm bạn đang kỳ vọng. Nó cũng rất thú vị nếu bạn muốn tự rang những hạt cà phê của mình.
Đầu tiên là giá thành của loại hạt bạn chọn. Hạt cà phê của nông dân sẽ có giá khác, hạt tiêu chuẩn xuất khẩu loại 3 giá khác, hạt loại 1 giá khác. Bên cạnh đó là phí vận chuyển. Phí lưu kho.
Kế tiếp là lựa cà phê, bao gồm công lựa và khấu hao hạt cà phê xấu ( tôi đã biết thì tôi không thể bỏ qua, tôi xin lỗi…)
Tới phần rang cà phê. Khi rang, cà phê sẽ thoát hơi nước và nhẹ đi 15- 25%. Khấu hao hạt cà phê. Sau đó là khấu hao máy rang. Tiền nguyên liệu và tiền nhân viên.
Kế đến là tiền bao bì, đóng gói bao bì
Cuối cùng là những chi phí bắt buộc như vận hành, điện nước, kho bãi… và tiền lương của người quản lý ngần ấy công việc cho bạn.
Chúng đều là những bài toán nhỏ – rõ ràng và minh bạch – sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Khi cung cấp cà phê với chất lượng như trên (còn hơn cafe xuất khẩu loại 1…) chúng tôi lời rất ít. Trừ đi mọi chi phí thì chỉ đủ để duy trì. Nếu bạn không tin thì bạn có thể lấy những tiêu chuẩn của chúng tôi, loại cà phê của chúng tôi và yêu cầu báo giá từ những nhà cung cấp cà phê khác. Câu trả lời của họ sẽ khiến bạn bất ngờ.
Bài viết liên quan
Related News
Thiết kế mới
Những lưu ý khi thiết kế quán cafe sân vườn
04/10/2024 12:31
Quán cà phê sân vườn là một loại hình quán cà phê có sân rộng so với diện tích của quán cà phê được trang trí bởi nhiều cây xanh và đôi khi là hồ nước mang cảm giác nhẹ nhàng thư thái gần gũi với thiên nhiên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kinh nghiệm và lưu ý thiết kế cà phê sân vườn hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.
Top 10 các loại cây sử dụng trong quán cafe sân vườn
03/10/2024 16:12
Nếu bạn đang kinh doanh quán cà phê, nhà hàng hay quán ăn, việc trang trí cây xanh không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.
Khám phá thiết kế không gian Chidori Coffee In Bed - Mô hình quán cafe phòng ngủ giữa lòng Sài Gòn
01/10/2024 15:33
Chidori Coffee In Bed, một thương hiệu cà phê mang phong cách Nhật Bản, nổi bật với mô hình “cà phê giường nằm” lần đầu xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2018. Hãy cùng chúng tôi khám phá sâu hơn về câu chuyện và thiết kế Chidori Coffee In Bed qua bài viết dưới đây.
Review thiết kế quán cafe Ân Nam
09/09/2024 15:48
Thiết kế quán cafe Ân Nam đã thành công trong việc làm nổi bật mình giữa vô vàn các quán khác nhờ sự kết hợp tinh tế giữa phong cách thiết kế hiện đại và nét đẹp mộc mạc, hoang sơ của Tây Bắc.
Thiết Kế Cộng Cà Phê Đài Loan: Không Gian Bao Cấp Đậm Chất Việt Nam
05/09/2024 14:06
Cộng Cà Phê Đài Loan là cửa hàng cà phê quốc tế thứ 25 của thương hiệu Cộng, đánh dấu một bước tiến mới trong việc đưa văn hóa cà phê Việt Nam đến với thế giới. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá thiết Kế Cộng Cà Phê Đài Loan nhé!
Quán cà phê sân vườn là một loại hình quán cà phê có sân rộng so với diện tích của quán cà phê được trang trí bởi nhiều cây xanh và đôi khi là hồ nước mang cảm giác nhẹ nhàng thư thái gần gũi với thiên nhiên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kinh nghiệm và lưu ý thiết kế cà phê sân vườn hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.
Nếu bạn đang kinh doanh quán cà phê, nhà hàng hay quán ăn, việc trang trí cây xanh không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.
Chidori Coffee In Bed, một thương hiệu cà phê mang phong cách Nhật Bản, nổi bật với mô hình “cà phê giường nằm” lần đầu xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2018. Hãy cùng chúng tôi khám phá sâu hơn về câu chuyện và thiết kế Chidori Coffee In Bed qua bài viết dưới đây.
Thiết kế quán cafe Ân Nam đã thành công trong việc làm nổi bật mình giữa vô vàn các quán khác nhờ sự kết hợp tinh tế giữa phong cách thiết kế hiện đại và nét đẹp mộc mạc, hoang sơ của Tây Bắc.
Cộng Cà Phê Đài Loan là cửa hàng cà phê quốc tế thứ 25 của thương hiệu Cộng, đánh dấu một bước tiến mới trong việc đưa văn hóa cà phê Việt Nam đến với thế giới. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá thiết Kế Cộng Cà Phê Đài Loan nhé!
BLUE BLOA Coffee & Eatery là mô hình kết hợp giữa quán cafe, nhà hàng, và khu vui chơi trẻ em đang thu hút sự chú ý với thiết kế vô cùng ngọt ngào và đáng yêu. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về thiết kế BLUE BLOA Coffee & Eatery nhé!
Thương hiệu UMAMI Coffee là một cái tên khá mới mẻ nhưng nhanh chóng gây được sự chú ý mạnh mẽ. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về thương hiệu này.
thiết kế quán coffee UMAMI Trần Quang Diệu đã mang đến một trải nghiệm độc đáo với lối thiết kế mang đậm hơi thở vùng cao Tây Bắc giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Hãy cùng khám phá những nét đặc sắc trong thiết kế của quán coffee này.
Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp bình dị, hoài cổ và hơi thở vùng cao Tây Bắc, thiết kế quán coffee UMAMI Láng Hạ mang đến một trải nghiệm thư thái cho khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thiết kế của quán cà phê này.
Nhượng quyền Highlands Coffee là mô hình kinh doanh có lợi nhuận cao và là thương hiệu mạnh với số lượng khách hàng thân thiết lớn. Highlands Coffee là một chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng tại Việt Nam, được rất nhiều chủ đầu tư săn đón. Dưới đây là hướng dẫn cách mua nhượng quyền Highlands Coffee.
Con đường thiện thực hóa một quán cafe lý tưởng chưa bao giờ là dễ dàng. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ cho bạn 7 sai lầm thiết kế quán cafe trọn gói.
Karinox Cafe Phan Rang là một trong những thiết kế ấn tượng của thương hiệu này tọa lạc tại Ninh Thuận. Karinox Cafe được thiết kế mang đậm kiến trúc lấy cảm hứng từ làng gốm Bàu Trúc, núi đá Vĩnh Hy và tháp Chăm. Chủ đầu tư hoàn toàn có thể tham khảo phong cách thiết kế quán cafe Karinox để tìm ra phong cách thiết kế độc đáo cho công trình sắp tới của bản thân nhé!
Katinat chính thức khai trương cơ sở to nhất Hà Nội - những điểm ẩn tượng trong thiết kế của Katinat Đội Cấn chính là sự tinh tế trong việc kết hợp các yếu tố thiên nhiên, hiện đại và văn hóa thương hiệu. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi khám phá xem cơ sở to nhất của Katinat Cafe ở Hà Nội như thế nào nhé.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển, k hách hàng đến quán không chỉ để thưởng thức cà phê mà còn để có những tấm hình check-in đẹp, tận hưởng không gian thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn 50 mẫu thiết kế quán cafe 2025 đẹp để các chủ đầu tư tham khảo và áp dụng.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về chi phí thiết kế quán cafe trọn gói, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho dự án của mình.
Quán cafe diện tích 5x20 đang ngày càng được ưa chuộng, nhất là trong các khu vực nội thành đông dân cư. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá 6 mẹo thiết kế quán cafe 5x20 ấn tượng, thu hút khách hàng.
Khi quyết định mở quán cafe 5x20, việc lựa chọn mặt bằng là điều vô cùng quan trọng. Cùng chúng tôi tìm hiểu 5 kinh nghiệm vàng khi lựa chọn mặt bằng quán cafe 5x20 qua bài viết dưới đây.
Có nên thiết kế quán cafe trọn gói từ A đến Z hay không? Đây luôn là vấn đề mà hầu hết các chủ đầu tư đều gặp phải. Vậy thì đây sẽ là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc và lựa chọn cho mình một bước đi đầy khôn ngoan.
Kinh doanh quán bida đang là mô hình được nhiều chủ đầu tư săn đón, tuy nhiên rất nhiều quán đã phải đóng cửa vì vấp phải những sai lầm trong quá trình thiết kế. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 sai lầm khi thiết kế quán bida cần né ngay nhé!
Kinh doanh quán bida kết hợp cafe đang trở thành xu hướng thu hút sự quan tâm của các chủ đầu tư. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những giải pháp tối ưu hóa không gian quán bida cafe để tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng nhé!
Bài viết nổi bật
FOLLOW US!
LIÊN KẾT NHANH