Khởi nguồn cà phê đóng chai - Kỷ nguyên mới của ngành kinh doanh cà phê
Cà phê đóng chai là một sản phẩm mới và phát triển mạnh mẽ trong thời đại hiện nay. Hãy cùng KenDesign tìm hiểu về sản phẩm mới lạ này nhé!
Xu hướng thị trường cà phê hiện nay
Ngành F&B phát triển cực kỳ mạnh với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó cà phê đóng chai là một đại diện tiêu biểu nhất. Được đại đa số người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng và theo thời gian đã trở thành thức uống không thể thiếu. Cà phê đóng chai đã nhanh chóng chiếm thị phần cao trong “đại dương xanh” trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Nổi lên và trở thành xu hướng trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 cho đến ngày nay.
Trong tương lai với thời đại 5.0 của công nghệ phát triển vượt bậc. Cà phê đóng chai sẽ được dự đoán là một sản phẩm nổi trội nhất. Người tiêu dùng sẽ có khá ít thời gian để nhâm nhi một tách cà phê bởi do thói quen làm việc và xã hội phát triển nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Xu hướng thiết kế quán cafe, trà sữa khiến giới trẻ mê mẩn nhất định chủ đầu tư phải biết
Những thương hiệu lớn đang dần chuyển sang cà phê đóng chai
Những năm gần đây, các thương hiệu nổi tiếng từ trong ra đến ngoài nước đã tiếp cận dần đến cà phê đóng chai. Với tính tiện lợi, nhanh chóng và hữu ích của sản phẩm. Các ông lớn chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ để khai thác chiếc bánh mới mẻ này.
PepsiCo
Là một trong những thương hiệu tiên phong đi đầu. PepsiCo đã cùng Starbucks tạo ra một sản phẩm mang tên Starbucks Nitro Cold Brew. Tại Seattle, cà phê đóng chai Cold Brew được công bố đầu tiên ở Starbucks Reserve Roastery. Với không ngoài dự đoán đã nổi tiếng nhanh chóng và được săn lùng cho đến ngày nay.
Bên cạnh đó, PepsiCo còn kết hợp với Luigi Lavazza, Ý. Với công nghệ tiên tiến đã sản xuất ra Lavazza được đóng trong lon (Cappuccino đá xay).
Coca-Cola
Không thể nhân nhượng. Coca-Cola đã cho ra đời sản phẩm cà phê đóng chai Georgia Coffee Max. Với nguyên liệu 100% từ hạt cà phê Robusta ở Tây Nguyên, Việt Nam.
Là một dòng sản phẩm tương đối phù hợp cho người châu Á, có giá thành khá rẻ và phục vụ cho nhiều khách hàng khác nhau. Mang cho mình hương vị tự nhiên, đánh thức vị giác nguyên bản khi thưởng thức.
Ngoài ra, Coca-Cola còn tung ra sản phẩm Coca-Cola Coffee Plus. Với nguồn cà phê nguyên chất từ vùng đất Brazil. Hòa quyện vị ngọt của Coca cùng với vị thơm lừng của cà phê sẽ làm bạn ngất ngây khi thưởng thức.
Trung Nguyên Legend
Trung Nguyên Legend là cái tên đi đầu không thể thiếu tại Việt Nam. Với bộ ba cà phê đóng chai tuyệt phẩm Success: Cà phê đen, cà phê sữa và bạc xỉu. Được rất nhiều người tiêu dùng đón nhận bởi đúng gu đúng vị và nguồn nguyên liệu hạt mộc Legend Success 1 (60% Arabica và 40% Robusta).
>>> Xem thêm: Review Trung Nguyên Legend Quảng Bình - Cảm hứng tựa kiến trúc kì vĩ
The Coffee House
Thương hiệu The Coffee House cũng noi theo và đưa ra dòng sản phẩm mới. Đó là cà phê sữa đá và combo 4 lon với giá thành 44.000 - 56.000 đồng. Cao hơn một xíu so với uống tại cửa hàng. Đây chính là sản phẩm cà phê đóng chai phục vụ cho những khách hàng trung thành với The Coffee House, khi họ không thể thưởng thức tại quán.
Ka Coffee
Nhà sáng lập Vũ Trường Giang cũng đã nhanh chóng tiến hành cho ra các dòng sản phẩm cà phê đóng chai. Được rất nhiều khách hàng tin dùng và hưởng ứng mạnh mẽ với các dòng như: Whisky Cold Brew, Nâu Khói, White Ka,...
Các đặc tính nổi bật nhất của cà phê đóng chai
Sở hữu cho mình 3 tính chất nổi trội cùng với tính nhanh gọn. Cà phê đóng chai vừa thuận lợi cho việc di chuyển, vừa có thể tái sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường.
Thời gian bảo quản
Cà phê đóng chai có ưu điểm là tiện lợi khi sử dụng. Bởi vì có thể bảo quản trong thời gian khá lâu với nhiệt độ từ 0 - 4 độ C. Khi mở nắp chai xong, vẫn có thể bỏ vào tủ lạnh giữ trong vòng 24 tiếng.
Sử dụng dễ dàng
Để có thể bộc lộ được tính tiện lợi, nhanh chóng. Cà phê đóng chai chỉ cần lắc đều trước khi sử dụng và dùng một ly đá lạnh để thưởng thức nhâm nhi. Hương vị vẫn được giữ vẹn nguyên như tại quán.
Hương vị hấp dẫn
Đa dạng hương vị để khách hàng có thể lựa chọn một sản phẩm cà phê đóng chai phù hợp cho mình. Có các hương vị cơ bản như:
- Cà phê đen: Đậm vị, thơm nồng và lôi cuốn gu mạnh.
- Cà phê sữa đá: Tỏa hương cà phê thơm dịu cùng vị béo của sữa.
- Cà phê bạc xỉu: Hương thơm nhẹ nhàng hòa quyện với vị đắng của cà phê.
Một vài lưu ý khi bước vào thị trường cà phê đóng chai
Khi bước vào một thị trường mới hay một ngành hàng mới thì tất nhiên hầu hết sẽ phải tìm hiểu kỹ càng thông tin. Dưới đây là một số thông tin cơ bản để nắm bắt và khai thác cà phê đóng chai.
Nghiên cứu kỹ càng sản phẩm cà phê
Tập trung nghiên cứu loại cà phê và công thức chế biến kỹ lưỡng để tạo một hương vị khác biệt. Một hương vị đặc trưng khi thưởng thức nhưng vẫn giữ vẹn nguyên mùi cà phê như tại quán. Ngoài ra, việc bảo quản cà phê đóng chai cũng góp phần làm cho sản phẩm của bạn được ưa chuộng hơn.
Đầu tư chi phí về loại chai cà phê
Để có thể bảo quản cà phê đóng chai trong một thời gian dài và vẫn giữ được độ ngon. Bạn cần lựa chọn loại chai đựng phù hợp với từng sản phẩm cà phê. Môi trường là điều kiện hàng đầu khi tạo ra sản phẩm. Cho nên đại đa số các thương hiệu thường sử dụng chai thủy tinh do nó có thể tái sử dụng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chai thủy tinh còn nâng cao được tính thẩm mỹ của sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn còn có thể có các chính sách ưu đãi, quà tặng cho khách hàng. Khi họ mang đổi trả bộ sưu tập chai thủy tinh của mình.
Thiết kế đơn giản, ấn tượng
Việc thu hút ánh nhìn đầu tiên của khách hàng là điều quan trọng nhất. Bao bì nên thiết kế đơn giản, dễ dàng nhận biết và ghi đậm ấn tượng cho khách hàng. Để khi nhắc đến cà phê đóng chai sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm của bạn. Các thông tin về sản phẩm nên rõ ràng, súc tích và không nên chèn quá nhiều sẽ gây rối mắt.
Đảm bảo quy trình sản xuất
Đối với quá trình sản xuất cà phê đóng chai. Trong việc pha chế và đóng gói phải tuân thủ nghiêm ngặt về độ an toàn vệ sinh. Bởi chất lượng sản phẩm là hàng đầu và đi kèm với đó là uy tín của bạn. Nếu sản phẩm kém sẽ dẫn đến việc kinh doanh trong mảng thất bại.
Chiến lược Marketing trong thị trường cà phê đóng chai
Thị trường mới sẽ thu hút khá nhiều các thương hiệu lớn và nhỏ tham gia. Để có thể phát triển và chiếm thị phần, bạn cần có các chiến lược Marketing phù hợp với từng loại sản phẩm và từng thời điểm. Dưới đây là 7 bước cơ bản và cốt lõi khi đầu tư về mảng cà phê đóng chai.
7 bước cơ bản xây dựng chiến lược kinh doanh cà phê đóng chai
Đa số các chiến lược kinh doanh đều có vai trò nhất định trong một khoảng thời gian nào đó. Việc đầu tiên là cần phải tìm hiểu thật kỹ thị trường để áp dụng cho phù hợp.
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường và sản phẩm của các thương hiệu. Bước đi đầu tiên rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kinh doanh sau này. Khi nghiên cứu và quan sát sẽ có một cái nhìn tổng quan về thị trường. Tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội, người quen và trực tiếp sử dụng sản phẩm cà phê đóng chai của các thương hiệu khác.
- Bước 2: Xác định rõ phân khúc thị trường và mục đích kinh doanh. Bạn có thể khảo sát để tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng (Độ tuổi, loại cà phê,...).
- Bước 3: Sau khi khảo sát sẽ hiểu rõ nhu cầu cũng như tâm lý của khách hàng. Từ đó phát triển sản phẩm dựa trên các tiêu chí cho phù hợp.
- Bước 4: Xây dựng các chiến lược Marketing đánh vào ý thức khách hàng theo từng giai đoạn.
- Bước 5: Dự đoán chi phí thấp nhất, cao nhất và rủi ro có thể xảy ra. Để từ đó áp dụng cho phù hợp.
- Bước 6: Lựa chọn các câu thông điệp (Slogan, Tagline,...) có ý nghĩa cho sản phẩm cà phê đóng chai. Và thực hiện truyền thông trên các mạng xã hội nổi tiếng (Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,...).
- Bước 7: Cuối cùng là kiểm tra, đo lường và đánh giá. Để có thể điều chỉnh kịp thời cho thời gian tới.
Kết luận
Cà phê đóng chai đang là xu hướng tất yếu ở thị trường cà phê trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Vì thế, đây chính là một thị trường ngách đầy triển vọng cho ngành F&B. Hy vọng rằng các thông tin mà KenDesign cung cấp trên sẽ mang lại nguồn kiến thức hữu ích cho bạn!Bài viết liên quan
Những lưu ý khi thiết kế quán cafe sân vườn
Top 10 các loại cây sử dụng trong quán cafe sân vườn
Khám phá thiết kế không gian Chidori Coffee In Bed - Mô hình quán cafe phòng ngủ giữa lòng Sài Gòn
Review thiết kế quán cafe Ân Nam
Thiết Kế Cộng Cà Phê Đài Loan: Không Gian Bao Cấp Đậm Chất Việt Nam
Bài viết nổi bật