Có thể nhận thấy, hiện nay các quán cafe đều được thiết kế trong mô hình nhà ống. Cách thiết kế này vừa có những ưu điểm vượt trội, nổi bật, nhưng cũng vừa có những nhược điểm, hạn chế, khó khăn mà các chủ đầu tư cần hết sức chú ý. Cùng KenDesign tìm hiểu những ưu – nhược điểm của mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ưu điểm của mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống
1.1. Dễ tìm kiếm mặt bằng
Mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống được mở tại những căn nhà ống thông thường, có chiều ngang không quá 8m, chiều dài trên dưới 20m. Bạn có thể tìm thấy kiểu mặt bằng này ở mọi con đường, con phố, đặc biệt là tại các thành phố lớn, sầm uất với diện tích đa dạng, từ nhỏ đến lớn, từ 1 tầng cho tới 4 – 5 tầng.
Những mặt bằng ở những nơi có dân cư đông đúc, gần các tuyến đường chính hoặc những khu văn phòng, trường học, đông người qua lại… sẽ thuận lợi hơn cho việc kinh doanh. Nhưng cũng không nhất thiết quán phải ở những mặt đường lớn vì như thế chi phí thuê mặt bằng khá lớn, mà chỉ cần ở nơi thuận tiện cho việc di chuyển, đi lại của khách hàng là được.
1.2. Đa dạng trong hình thức kinh doanh
Mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống vô cùng đa dạng trong hình thức kinh doanh như cafe sách, cafe văn phòng, cafe take away, cafe nhượng quyền, cafe thú cưng,… Bạn có thể thoải mái lựa chọn hình thức kinh doanh sao cho phù hợp với mong muốn, sở thích và kinh phí của mình cũng như nhu cầu của khách hàng hay xu hướng của thị trường.
Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng trước khi thiết kế quán và vận hành quán. Bởi khi xác định được hình thức kinh doanh, bạn mới có thể thiết kế quán đúng với những tiêu chuẩn của hình thức đó, đảm bảo được thẩm mỹ và công năng sử dụng. Đồng thời, bạn cũng sẽ lập được kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp, dự toán, tính toán chi phí cũng như cách xây dựng thực đơn, quy cách vận hành hay những kế hoạch marketing phù hợp….
1.3. Đa dạng trong phong cách thiết kế
Với mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống, các chủ đầu tư có thể thiết kế không gian quán với nhiều phong cách khác nhau. Từ hiện đại cho đến vintage, từ nhẹ nhàng, đơn giản của Hàn Quốc, Nhật Bản cho đến cổ điển, sang trọng, cầu kỳ của châu Âu,… đều có thể thiết kế cho quán cafe nhà ống.
Tuy nhiên, cũng giống như hình thức kinh doanh, bạn có thể thoải mái lựa chọn phong cách thiết kế cho quán cafe của mình nhưng phải thể hiện được những đặc trưng, đặc điểm nổi bật của phong cách đó qua ngoại thất, nội thất, cách bài trí không gian, décor,… Đặc biệt, bạn cũng cần tạo nên những nét nổi bật đặc biệt, những điểm nhấn khác biệt để gây ấn tượng và thu hút khách hàng.
2. Nhược điểm của mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống
2.1. Hạn chế về không gian
Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất trong mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống. Bởi những ngôi nhà ống thì thường thiên về chiều dài hơn là chiều rộng. Chính vì thế, không gian phục vụ thường bị giới hạn, gây khó khăn rất lớn đối với các chủ đầu tư. Bạn cần phải lựa chọn phương án thiết kế phù hợp cũng như khôn khéo trong cách bài trí không gian quán để khắc phục nhược điểm này, tạo được không gian mở cho quán, tránh cảm giác chật chội, bí bách và đảm bảo được công năng của quán.
Bên cạnh đó, quán cafe nhà ống còn bị hạn chế về chỗ gửi xe của khách hàng. Nhiều quán hiện nay có chỗ để xe không đủ rộng hoặc thậm chí là không đủ, gây khó khăn và sự bất tiện cho khách hàng.
2.2. Chi phí khá tốn kém
Do hạn chế về không gian quán nên để mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống đem lại lợi nhuận, doanh thu cũng như lượng khách hàng đông đảo thì hầu hết các chủ đầu tư đều thiết kế quán từ 2 – 3 tầng. Khi đó, bạn sẽ mất thêm nhiều khoản chi phí về việc thiết kế, thi công hay trang trí quán. Chính vì thế, các chủ đầu tư cần hết sức chú ý có những phương án tối ưu nhằm đảm bảo vẫn có được không gian đẹp, bắt mắt nhưng vẫn phải phù hợp với chi phí.
Không chỉ tốn kém về chi phí thiết kế, trang trí, các quán cafe nhà ống kiểu này khi thiết kế nhiều tầng sẽ tốn kém thêm những khoảng chi phí phát sinh hàng tháng như tiền điện, tiền nước, tiền thuê mặt bằng… có thể sẽ cao hơn so với những mặt bằng 1 tầng. Thậm chí còn cả chi phí sửa chữa, cải tạo mặt bằng để phù hợp hơn với bản vẽ thiết kế bởi mặt bằng trước khi cho thuê thường là nhà ở hoặc kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau.
3. Một số giải pháp khắc phục nhược điểm của thiết kế quán cafe nhà ống
3.1. Lựa chọn mặt bằng phù hợp
Đối với mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống¸bạn nên lựa chọn những mặt bằng có vị trí giao thông thuận tiện, đông người qua lại, gần các đường lớn, các khu văn phòng, trường học… Bạn cũng nên xem xét những mặt bằng có đủ chỗ gửi xe cho khách hàng, giúp khách hàng không cảm thấy ngại mỗi khi tới quán. Nếu có thể, hãy tìm những mặt bằng có 2 mặt tiền để giúp không gian quán được thông thoáng, rộng rãi và tạo được độ mở, nhằm gây ấn tượng đặc biệt và thu hút khách hàng.
3.2. Sử dụng lối kiến trúc mở
Đối với những quán cafe có diện tích nhỏ, theo mô hình nhà ống thì các chủ đầu tư không nên lựa chọn kiểu kiến trúc khép kín mà thay vào đó kiến trúc mở sẽ là một phương án tối ưu hơn. Tuy nhiên, trên những khu phố tấp nập, đông đúc, nơi “đất chật người đông” như này thì việc sử dụng lối kiến trúc bằng khung thép hay theo phong cách sân vườn cho mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống có lẽ sẽ khá khó khăn nếu bạn không tìm được một đơn vị thiết kế tay nghề cao.
Thay vào đó, bạn có thể thiết kế kiến trúc mở bằng cửa kính, ban công, giếng trời hay rooftop… Những phương án này không chỉ khắc phục được sự bí bách, gò bó, chật hẹp trong không gian của quán cafe nhà ống mà còn mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên cho quán. Từ đó giúp không gian quán của bạn được mở rộng ra, có độ sâu, “ăn gian” được một chút diện tích. Chỉ cần một chút thay đổi nhỏ trong kiến trúc cũng có thể giúp chủ đầu tư có một không gian quán đẹp và thu hút.
3.3. Lưu ý tới việc setup không gian quán
Bên cạnh việc sử dụng lối kiến trúc mở, việc setup không gian quán một cách thông minh, khoa học cũng sẽ giúp khắc phục được nhược điểm về không gian hẹp của mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống.
Khi setup nội thất, bạn cần bố trí sao cho tạo được một lối đi rộng rãi, thông thoáng, giúp thuận tiện trong việc đi lại, di chuyển của khách hàng cũng như việc phục vụ của nhân viên. Thông thường, hệ thống bàn ghế sẽ được xếp dài, dọc theo sát hai bên tường của quán, khi đó sẽ tạo được một lối đi ở giữa quán, giúp không gian như được mở rộng ra.
Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng không được sử dụng quá nhiều bàn ghế. Việc này sẽ gây rối mắt và càng làm cho không gian quán thêm chật chội.
3.4. Đơn giản trong việc lựa chọn nội thất
Do hạn chế về diện tích nội thất nên KenDesign chúng tôi thường hướng chủ đầu tư tới việc lựa chọn những mẫu thiết kế đơn giản về kiểu dáng, thiết kế. Điều này sẽ giúp cho việc setup không gian quán được khoa học, gọn gàng và tiết kiệm được kha khá diện tích quán.
Những chất liệu thường được sử dụng nhiều trong mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống là gỗ, kim loại, nhựa… Những mẫu thiết kế được làm bằng những chất liệu này thì thường có đường nét đơn giản, ít chi tiết cầu kỳ, hoa văn, phù hợp với những quán cafe có diện tích nhỏ. Đặc biệt, chúng còn sử dụng được trong nhiều phong cách thiết kế khác nhau, có độ bền cao, sử dụng được lâu dài.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn những mẫu thiết kế có tone màu sáng, nhẹ nhàng, trung tính. Bởi chúng sẽ đem đến sự tươi mới, trẻ trung trong thiết kế nội thất, làm giảm đi sự ngột ngạt, bí bách trong không gian.
3.5. Loại bỏ những chi tiết thừa trong trang trí
Với không gian nhỏ, hẹp của quán cafe nhà ống, bạn nên hạn chế và loại bỏ những chi tiết thừa, không thực sự cần thiết trong trang trí quán, nó sẽ giúp quán cafe của bạn trở nên thoáng đãng và đẹp mắt hơn. Bạn nên sử dụng những chi tiết trang trí nhỏ, vừa như những khung tranh, ảnh hay những bình hoa nhỏ nhắn, xinh xắn… để tạo điểm nhấn cho không gian quán.
Việc này còn giúp cho mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống của bạn tiết kiệm được kha khá chi phí cho những chi tiết décor, trang trí này. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng hãy lựa chọn những chi tiết trang trí phù hợp với phong cách thiết kế và hình thức kinh doanh của quán.
Cùng KenDesign thực hiện mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống
Như vậy, qua bài viết trên, KenDesign đã chỉ ra cho bạn những ưu điểm, nhược điểm nổi bật của mô hình kinh doanh quán cafe nhà ống. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn có nên kinh doanh quán cafe theo mô hình này hay không và sẽ khắc phục những nhược điểm của nó như thế nào để tối ưu hóa trong thiết kế.
>>> Xem thêm: Không thể bỏ qua những điều này khi thiết kế quán cafe nhà ống - Phần 1
Và nếu bạn đang có ý định mở quán cafe, nhà hàng, quán bar, khách sạn… hãy liên hệ ngay với KenDesign để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc, khó khăn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với đội ngũ kiến trúc sư tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, đội ngũ thi công chuyên nghiệp, trách nhiệm… chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho bạn những công trình tuyệt đẹp nhất!