Vị trí thuận tiện và dễ tiếp cận: Các quán cafe nhà phố thường nằm trong khu dân cư hoặc các con phố đông đúc, dễ dàng tiếp cận với lượng khách hàng lớn, từ dân văn phòng, sinh viên, đến những người đi bộ và di chuyển bằng xe cá nhân.
Tiết kiệm chi phí mặt bằng: So với các quán nằm trong các khu trung tâm thương mại và bên cạnh đó diện tích mặt bằng nhà phố thường sẽ nhỏ nên chi phí thuê mặt bằng cho quán cafe nhà phố thường thấp hơn, giúp giảm gánh nặng tài chính cho chủ quán, đặc biệt là khi bắt đầu kinh doanh.
Không gian dễ tùy chỉnh và sáng tạo: Nhà phố có diện tích vừa phải, dễ dàng tùy chỉnh và cá nhân hóa theo phong cách mong muốn. Chủ quán có thể sáng tạo trong việc lựa chọn nội thất, bố trí không gian phù hợp với ý tưởng kinh doanh, tạo ra phong cách độc đáo riêng biệt.
Diện tích và kết cấu hạn chế: Nhà phố thường có diện tích hẹp và chiều dài lớn hơn chiều ngang, dễ gây cảm giác chật chội. Việc bố trí không gian cần sự khéo léo để tránh tình trạng lộn xộn, bí bách.
Giới hạn về trang trí: Không gian nhỏ của quán cafe nhà phố yêu cầu việc trang trí phải tối giản, tinh tế, tránh rối mắt. Sử dụng quá nhiều chi tiết trang trí sẽ làm mất đi sự thông thoáng và khiến quán trở nên chật chội.
Hạn chế phục vụ khách đông: Do diện tích nhỏ, quán cafe nhà phố khó có thể tiếp đón nhiều khách cùng lúc, điều này có thể làm giảm doanh thu vào các giờ cao điểm.
Cửa kính lớn và thoáng: Đối với quán cafe nhà phố, mặt tiền không chỉ là "bộ mặt" mà còn là cách để thu hút khách. Việc sử dụng cửa kính thay cho tường gạch giúp không gian bên trong trở nên sáng sủa, rộng rãi và dễ tiếp cận. Ánh sáng tự nhiên dễ dàng chiếu vào quán, tạo không gian sáng thoáng và thân thiện. Đồng thời, khách đi ngang dễ dàng nhìn thấy bên trong, khơi gợi sự tò mò.
Bảng hiệu bắt mắt: Bảng hiệu là yếu tố nhận diện vô cùng quan trọng không thể bỏ qua trong kinh nghiệm thiết kế quán cafe nhà phố. Bạn nên đầu tư vào một bảng hiệu nổi bật, sử dụng đèn led hoặc neon để bảng hiệu thu hút cả ngày và đêm. Màu sắc, font chữ cần đồng bộ với phong cách thiết kế của quán, nhưng vẫn phải nổi bật để khách dễ nhận diện.
Đèn trang trí ngoài trời: Đèn led dây, đèn trang trí ngoài trời giúp mặt tiền quán thêm lung linh, đặc biệt vào buổi tối. Ánh sáng dịu nhẹ, ấm áp tạo cảm giác thân thiện và ấm cúng, giúp quán nổi bật giữa không gian phố phường.
Để tiết kiệm không gian, hãy bố trí bàn ghế dọc theo tường, tạo lối đi rộng rãi ở giữa quán. Bàn ghế nên có kích thước vừa phải, tránh đặt quá gần nhau để khách dễ dàng di chuyển mà không bị gò bó. Với quán nhỏ, bạn cũng có thể sử dụng bàn ghế xếp gọn để linh hoạt điều chỉnh khi cần thiết.
Với quán có diện tích dài và hẹp, việc chia quán thành các khu vực như khu vực yên tĩnh cho người làm việc, khu vực nhóm bạn bè sẽ giúp tối ưu hóa không gian, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Điều này còn tạo ra sự mới lạ, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và cảm thấy thoải mái. Bên cạnh đó, cần đảm bảo lối đi giữa các bàn đủ rộng để khách và nhân viên có thể dễ dàng di chuyển. Với quán cafe nhà phố nhỏ hẹp, không gian di chuyển thoải mái giúp tăng trải nghiệm của khách, tránh tình trạng đông đúc, chật chội.
Nếu quán của bạn có ban công hoặc sân thượng, hãy tận dụng để tạo thêm không gian ngồi. Ban công nhỏ có thể trang trí bằng chậu cây xanh, đèn led, kết hợp với bàn ghế gỗ nhỏ để khách có thể vừa ngồi uống cafe vừa ngắm cảnh hoặc thậm chí có thể tận dụng làm khu vực riêng cho những khách hàng hút thuốc.
Đối với những quán có khoảng sân trước, đây là cơ hội để mở rộng không gian quán. Sử dụng nội thất ngoài trời, đèn trang trí sẽ giúp tạo cảm giác thoáng đãng và tăng sức hút cho khách hàng, đặc biệt vào buổi tối hoặc những ngày cuối tuần mát mẻ, khách hàng sẽ thích cảm giác được ngồi nhâm nhi cốc cafe và ngắm đường phố.
Với diện tích nhỏ, bàn ghế nên được chọn với kích thước vừa phải, dễ di chuyển. Nếu không gian quá nhỏ, hãy ưu tiên các loại bàn ghế gấp hoặc có thể xếp gọn khi cần thiết. Điều này không chỉ tiết kiệm không gian mà còn giúp tạo lối đi rộng rãi. Nội thất đa năng là giải pháp hữu hiệu cho quán cafe nhà phố. Các loại bàn ghế có thể tích hợp chỗ để đồ hoặc bàn mở rộng là những lựa chọn lý tưởng, giúp tối ưu hóa không gian và mang lại sự tiện lợi cho khách.
Mặc dù không gian nhỏ hẹp, việc lựa chọn bàn ghế êm ái, thoải mái vẫn rất quan trọng. Khách đến quán không chỉ để uống cafe mà còn để thư giãn, làm việc. Do đó, ghế có đệm êm và tựa lưng thoải mái sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn, tăng khả năng quay lại quán.
Kinh nghiệm thiết kế quán cafe nhà phố tiếp theo không thể thiếu sự đồng nhất trong thiết kế, từ bảng hiệu, nội thất, đến các chi tiết nhỏ. Điều này tạo ra trải nghiệm liền mạch và giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của quán. Phong cách quán cafe nhà phố nên dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu. Một số phong cách phổ biến như hiện đại, vintage, tối giản đều có thể phù hợp. Điều quan trọng là đảm bảo sự nhất quán từ mặt tiền, nội thất đến màu sắc, ánh sáng.
>> Xem thêm: Các thiết kế quán cafe độc đáo
Ngoài ra, việc sử dụng bảng màu chủ đạo từ tường đến nội thất, các vật liệu như gỗ, kính, kim loại kết hợp một cách hợp lý sẽ giúp quán trông thẩm mỹ và thu hút hơn.
Với không gian nhỏ, màu sáng như trắng, pastel sẽ giúp không gian trông rộng rãi và thoáng đãng. Những điểm nhấn màu sắc nổi bật có thể là các món đồ nội thất, tranh trang trí, hoặc chậu cây để tạo điểm nhấn mà không gây rối mắt.
Sử dụng ánh sáng vàng nhẹ tạo cảm giác ấm cúng, thư giãn. Đèn chiếu sáng tại mỗi bàn giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và không gian quán trông nổi bật hơn vào ban đêm. Kết hợp ánh sáng và màu sắc hài hòa sẽ tăng tính thẩm mỹ và tạo bầu không khí lãng mạn, thu hút khách.
Việc thiết kế quán cafe nhà phố tuy có nhiều thách thức về không gian nhưng nếu biết cách tối ưu hóa, đây sẽ là một mô hình kinh doanh hiệu quả và thu hút khách hàng. Với kinh nghiệm thiết kế quán cafe nhà phố trên, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng để biến không gian nhỏ hẹp trở thành điểm đến lý tưởng cho khách hàng, mang đến trải nghiệm đáng nhớ và tăng cơ hội phát triển kinh doanh.