Bảo tàng cà phê Nguyên Vũ được thành lập bởi tập đoàn Trung Nguyên Legend và chính thức mở cửa để đón du khách tham quan vào ngày 23/11/2018. Đây là một bảo tàng thế giới cà phê đã khiến cho các cánh báo chí cả trong và ngoài nước tốn không ít giấy mực. Vậy bảo tàng cà phê này có gì đặc biệt thì mời bạn cùng Kendesign đi khám phá ngay ở bài viết dưới đây nhé!
Bảo tàng cà phê Nguyên Vũ được tọa lạc tại đường Nguyễn Đình Chiểu, thuộc phường Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột và nằm trong khuôn viên dự án cà phê của thành phố với tổng diện tích hơn 45 ha. Nơi đây được xem là bảo tàng cà phê lớn nhất cả nước được thành lập và đưa vào hoạt động chính thức vào ngày 23/11/2018 bởi Tập đoàn Trung Nguyên Legend.
Bảo tàng thế giới cà phê Nguyên Vũ là một tổ chức tập hợp gồm các không gian trưng bày của bảo tàng, không gian triển lãm, không gian ánh sáng thư viện, không gian để thưởng lãm cà phê, và không gian hội thảo,... Các không gian được liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra một đường nối giữa các không gian lại với nhau mang tính chất là không gian mở trong công viên cà phê.
Kết cấu của bảo tàng này được thiết kế dạng hình khối được dựa trên các kiến trúc nhà dài và sóng âm từ những chiếc chuông gió ngân nga và được cách điệu thành những đường cong kéo dài, đa hình và uyển chuyển được giao thoa với nhau giúp tạo nên một khối kiến trúc vô cùng đặc sắc và độc đáo.
Bên cạnh đó thì bảo tàng cà phê Nguyên Vũ còn tạo nên một cơn sốt đó là sử dụng các vật liệu để hoàn thiện bên ngoài là các vật liệu có sẵn ở địa phương như các phiến đá bazan ở vùng đất Tây Nguyên khô cằn được tạo nên bởi sự phun trào của núi lửa từ hàng triệu năm về trước còn đọng lại.
Các hiệu ứng được kết hợp chặt chẽ với nhau, các chất liệu đá bazan được kết hợp cùng các mảng khối tạo nên một được cong giúp cho kết cấu tòa nhà trong bảo tàng thế giới cà phê của ông Nguyên Vũ tạo cảm giác như đang chuyển động vô cùng linh hoạt và nhịp nhàng tựa như những điệu nhạc trên các cung đàn đa âm sắc.
Kiến trúc của bảo tàng cà phê Nguyên Vũ bao gồm có 5 khối nhà uốn cong đầy uyển chuyển với nhau. Kết cấu của kiến trúc này được lấy cảm hứng từ hình ảnh ngôi nhà dài truyền thống của dân tộc Ê Đê và kết cấu mái nhà rông của vùng đất Tây Nguyên.
Quần thể bảo tàng thế giới cà phê này được nằm trong một khuôn viên cà phê thành phố Buôn Ma Thuột với diện tích vô cùng rộng rãi và nhiều cây xanh. Và tại nơi đây được xem là bảo tàng về chuyên đề cà phê đầu tiên ở Việt Nam, được trưng bày nhiều sản phẩm cà phê và giới thiệu về nguồn gốc hình thành, lịch sử của ngành cà phê và có cả các văn hóa cà phê trên thế giới được sưu tầm về bảo tàng này.
Bảo tàng cà phê Nguyên Vũ được định hành là một bảo tàng sống. Nghĩa là việc bảo tàng thế giới cà phê này đem đến cho những khách tham quan có được nhiều trải nghiệm tuyệt vời trong một không gian đa chiều như: Không gian để trưng bày sản phẩm, không gian để triển lãm, không gian của thư viện ánh sáng, không gian để mở hội thảo cà phê, nơi để thưởng lãm cà phê,...
Tất cả các không gian được kết hợp với nhau tạo thành nhiều lớp kết nối với nhau vô cùng uyển chuyển với một tinh thần là “Sống - mở - tương tác” trong một kết cấu không gian vô cùng lớn chính là một công viên về cà phê. Các không gian triển lãm bên trong bảo tàng được mang tính chất là mở cho các hoạt động về “Thân - Tâm - Trí” với nhiều giá trị cốt lõi về tinh thần cà phê, mở mang được các tư tưởng, các tri thức và các tầm nhìn sáng suốt.
Ánh sáng được thiết kế riêng để lấy được ánh sáng tự nhiên của mặt trời nhất thì các thợ thi công ngôi bảo tàng cà phê Nguyên Vũ này đã khai thác từ đỉnh mái tòa bảo tàng và các cửa sổ đầu hồi. Những khe sáng được dẫn dắt một cách độc đáo như có thể vẽ được các hình dáng mặt bằng.
Các chất liệu bên trong tòa bảo tàng được dùng chủ đạo để tạo nên một không gian kiến trúc độc đáo là các bê tông trần và gỗ mục đích là mang lại một vẻ đẹp mộc mạc nhưng cũng không kém phần hoang dã đậm đà bản chất vùng đất Tây Nguyên.
Cùng với đó là các không gian dùng để trưng bày các sản phẩm liên quan đến cà phê, các hình ảnh của vùng đất Tây Nguyên cũng được tái hiện rõ nhất và thực nhất trong khu bảo tàng thế giới cà phê. Đặc biệt khi các hiện vật làm nên một sản phẩm cà phê cũng đều được trưng bày với một mật độ vừa phải và hợp lý về các vị trí nhằm mục đích là tạo nên một cảm giác thoải mái cho người xem và đi khám phá về bảo tàng cà phê Nguyên Vũ.
Ngay tại các không gian để trưng bày các dụng cụ lịch sử, các văn hóa về thế giới cà phê sẽ giúp cho các thực khách tham quan được hiểu thêm nhiều về lịch sử và văn hóa ngành công nghiệp cà phê. Từ những việc trồng trọt, chăm sóc, bón phân, thu hái và cả việc bảo quản những hạt cà phê tới được những khâu chế biến sau đó là pha chế và thưởng thức được một ly cà phê cùng cần phải có một khoảng thời gian và được tiến hành theo các quy tắc cụ thể.
Các bức tường ở sảnh trưng bày sản phẩm của bảo tàng cà phê Nguyên Vũ được đặt các bức hình có liên quan đến quá trình xây dựng các công trình và các cách hoạt động trong công trình. Là một bảo tàng sống nên từ khi bắt đầu khánh thành cho đến nay tại đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện lớn nhỏ như Triển lãm chuyên đề về cà phê & sự quay về cội nguồn diễn ra vào tháng 3/2020, cà phê & sự khai sáng nhăm văn diễn ra vào tháng 6/2020, cà phê & sự giao thoa Đông Tây diễn ra vào tháng 9/2020, cà phê - năng lượng của nền kinh tế tri thức diễn ra vào tháng 11/2020,... Hay các sự kiện này sẽ thiên về văn hóa như giao lưu các nét văn hóa dệt thổ cẩm Ê Đê và Batik Indonesia, hội thi ủ rượu cần Ê Đê, ngày hội thả diều - thả ước mơ, nghệ thuật xếp giấy Origami,...
Trong hơn 10.000 hiện vật được đặt bên trong bảo tàng thế giới cà phê lớn nhất Việt Nam thì có nhiều hiện vật có niên đại từ rất lâu đời và cổ xưa. Từ thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đặc biệt là các máy nông cụ dùng cho giai đoạn chế biến cà phê như các máy phân loại cà phê, máy xay cà phê, và cả máy rang cà phê,... từ cái thời mà chưa có điện toàn phải dùng hoàn toàn bằng cơ học đều được trưng bày tại khu bảo tàng này.
Và có rất nhiều các loại máy móc nhằm cho việc phục vụ cho ngành sản xuất cà phê với các kiểu dáng và các nguyên lý hoạt động cũng khác nhau đều được trưng bày tại khu bảo tàng cà phê Nguyên Vũ. Từ những nông cụ trong khu vực trưng bày Thu hái cà phê chỉ có điểm chung duy nhất đó là tất cả những vùng có tên tuổi về các chất lượng của cà phê và có giá trị cao thì đều được trồng theo cách truyền thống nhất, quá trình thu hái sẽ được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công và không dùng máy. Tuy việc hái cà phê bằng tay sẽ tốn công và mất nhiều thời gian nhưng quá trình này sẽ chọn lọc ra được chất lượng các hạt cà phê vô cùng tuyệt vời.
Ý tưởng về việc xây dựng một khu bảo tàng cà phê đã được chủ tịch tập đoàn cà phê Trung Nguyên - ông Đặng Lê Nguyên Vũ nhen nhóm và nuôi hy vọng từ những năm 2007 sau khi ông Vũ có dịp ghé thăm bảo tàng Jens Burg ở Đức. Đến tháng 9/2010 có hơn 10.000 hiện vật tại bảo tàng cà phê của Jens Burg đã về được đến Việt nam và được đưa về làng cà phê của Trung Nguyên ở thành phố Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê của cà phê Trung Nguyên và được nằm trong bảo tàng cà phê Nguyên Vũ ngay sau đó.
Bài viết trên đây là toàn bộ các thông tin về bảo tàng cà phê Nguyên Vũ mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn. Với những thiết kế kiến trúc nhà dài của người Ê Đê cùng vòm mái nhà rông của vùng Tây Nguyên đã tạo nên một kiến trúc vô cùng cuốn mắt, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các khách tham quan và tạo được một view vô cùng chill cho những bạn thích chụp ảnh. Nếu bạn có quan tâm đến thiết kế và thi công nội thất thì hãy theo dõi Kendesign ngay, chúng tôi sẽ cập nhật đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất.